Phản ứng indol là gì
1. Mannitol Salt Agar (MSA)
Chức năng: chọn lọc và phân biệt
Yếu tố chọn lọc: nồng độ muối cao. Những VSV chịu được nồng độ muối cao như loàiStaphylococcussẽ phát triển trong môi trường này, những loài nhưStreptococcuskhông chịu được muối cao sẽ bị loại trừ.
Yếu tố phân biệt: lên men mannitol. VSV lên men mannitol tạo ra các sản phẩm phụ mang tính acid, làm hạ pH môi trường, phenol chuyển từ đỏ sang vàng.
2. Lên men sinh hơi trong Glucose broth có ống Durham
Chức năng: phân biệt
Yếu tố phân biệt: lên men glucose và sinh hơi, thường được dùng trong định danh VSV đường ruột Gr (-), chỉ thị màu phenol red, ống Durham để bẫy sản phẩm hơi sinh ra từ quá trình biến dưỡng.
3. Thạch máu (Blood agar plates)
Chức năng: phân biệt, dựa vào enzyme tiêu huyết hemolysin, thường dùng để phân biệt các thành viênStaphylococcus,StreptococcusvàEnterococcus.
Tiêu huyết α: tiêu huyết 1 phần, làm xuất hiện vòng ly giải đục, màu xanh lá xung quanh khuẩn lạc.
Tiêu huyết β: tiêu huyết hoàn toàn, xuất hiện vòng ly giải trong suốt quanh khuẩn lạc.
Tiêu huyết γ: VSV không có enzyme tiêu huyết, không xuất hiện vòng ly giải.
4. Kỹ thuật treak-stab: dùng phát hiện enzyme streptolycin O một hemolysin đặc hiệu củaStreptococccus pyogenes.Enzyme này bị ức chế khi có mặt Oxy và chỉ được thấy trên bề mặt phụ (môi trường kỵ khí) khi tạo thành một vùng trong suốt hình oval xung quanh vết đâm của vòng nuôi cấy.
5. Bile Esculin Agar
Chức năng: chọn lọc và phân biệt, dựa vào enzyme thủy phân esculintrong sự hiện diện của mật, thường dùng trong định danh các thành viênEnterococcus.
Yếu tố chọn lọc: muối mật và NaN3. Muối mật ức chế sự phát triển của VSV Gr (+) không thuộc nhóm Enterocccoci và một số Streptococci khác.NaN3ức chế VSV Gr (-).
Yếu tố phân biệt: esculin. VSV tiết enzyme thủy giải esculin tạo esculetin. Esculetin phản ứng với sắt (II) citrate trong môi trường, tạo phức hợp phenol sắt, môi trường đổi màu từ nâu sang đen.
6. Sulfur Indole Motility Media (SIM)
Chức năng: phân biệt, dựa vào 3 yếu tố: khử lưu huỳnh, sinh indole và di động, thường dùng để phân biệt các thành viên thuộcEnterobacteriaceae.
Lưu huỳnh bị khử thành H2S từ biến dưỡng acid amin cysteine bởi cysteine desulfurase, hoặc khử thiosulfate trong hô hấp kỵ khí, làm môi trường chuyển sang màu đen.
Indole được sinh ra từ tryptophane bởi trytophynase, gặp thuốc thử Kovacs sẽ tạo rosindole, làm xuất hiện màu đỏ trong môi trường.
Khả năng di động của VSV được phát hiện qua vết nuôi cấy tạo các nhánh nhỏ như rễ cây khi đâm xuyên vào môi trường thạch đứng và làm đục môi trường.
7. Kligers Iron Agar (KIA)
Chức năng: phân biệt, dựa vào lên men glucose và lactose, sinh hơi và khử lưu huỳnh, thường dùng để phân biệt các thành viên lên men và không lên men lactose trong họEnterobacteriaceae(vd nhưE.coli, Shigella dysenteriae). Nhóm không lên men lactose thường có khuynh hướng gây bệnh đường ruột.
Lên men glucose được chọn trước, làmgiảm pH môi trường, chỉ thị phenol red chuyển từ đỏ sang vàng. Thạch nuôi cấy cũng chuyển từ đỏ sang vàng.
Lên men lactose (nếu thuộc nhóm lên men lactose), tạo sản phẩm có tính acid, nên vẫn giữ pH ở mức thấp và giữ nguyên màu vàng của thạch (vàng/vàng).Nếu các sản phẩm này ở dạng hơi thì sẽ tạo thành các vết nứt trên thạch hoặc làm khối thạch tách khỏi thành ống nghiệm.
Lên men glucose và biến dưỡngacid amin, tạo NH3, làm pH môi trường tăng, chỉ thị phenol red chuyển từ vàng sang đỏ. Môi trường chia 2 phần (đỏ/vàng) sau 18 24h nuôi cấy.
Không lên men glucose lẫn lactose:acid amin là nguồn dinh dưỡng duy nhất, tạo NH3, giữ nguyên pH môi trường, chỉ thị phenol red không đổi màu, thạch vẫn giữ nguyên màu đỏ trong suốt quá trình nuôi cấy, ví dụ:Pseudomonas aeruginosa.
Nếu VSV có thêm khả năng khử lưu huỳnh thành H2S thì sẽ tạo kết tủađen tại đáy thạch.Các VSV này thường thuộc nhóm lên men glucose, không lên men lactose (đỏ/vàng).
8. Nitrate broth
Chức năng: phân biệt, dựa vào khả năng khử nitrate (NO3) thành nitrit (NO2) hoặc các hợp chất nitro nhờ enzyme nitratase tiết ra từ vi khuẩn, thường dùng để phân biệt vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Sau thời gian nuôi cấy, khả năng khử nitrate được đánh giá như sau:
- Ống Durham (+), lên men (-) =>khử NO3thành NO2(+)
- Ống Durham (+), lên men (+) => không chắc chắn có sự khử NO3thành NO2=> bổ sung nitrate (I) và (II) vào canh trường:
- Canh trường chuyển màu đỏ, nghĩa là có NO2được sinh ra và phản ứng với 2 chất trên tạo hợp chất có màu đỏ =>có sự khử NO3thành NO2trong canh trường ban đầu (+)
- Canh trường không đổi màu, nghĩa là hoặc phản ứng khửNO3không xảy ra hoặc có xảy ra nhưng sản phẩm NO2lập tức được khử tiếp thành N2=> bổ sung Zn:
- Canh trường đổi màu đỏ, nghĩa là vẫn còn NO3trong môi trường để phản ứng với Zn tạo NO2. NO2phản ứng với nitrate (I) và (II) tạo hợp chất màu đỏ => không có sự khử NO3thành NO2trong canh trường ban đầu. (-)
- Canh trường không đổi màu => không còn NO3trong môi trường => có sự khử NO3thành NO2trong canh trường ban đầu. (+)
9. Oxidase test
Dựa vào khả năng sinh enzyme cytochrome oxidase của vi khuẩn, thường dùng để phân biệtEnterobacteriaceae(Ox (+)) vớiPseudomadaceae(Ox (-)). Khi VSV tiết cytochrome oxidase, enzyme này sẽ oxy hóa chất cho điện tử nhân tạo, chuyển điện tử sang chất nhận điện tử nhân tạo và làm xuất hiện màu tím thẫm trên giấy thử.
10. Taxos A (kiểm tra độ nhạy với bacitracin)
Chức năng: phân biệt, dựa vào kháng sinh bacitracin, thường dùng để phân biệt các nhóm nhạy và không nhạy với bacitracine.Thường dùng để phân biệt các vi khuẩn thuộc nhóm b-hemolyticstreptococci:Streptococcus agalactiae(kháng bacitracin) andStreptococcus pyogenes(nhạy bacitracin).
11. Taxos P (kiểm tra độ nhạy với optochin)
Chức năng: phân biệt,dựa vào kháng sinh optochin, thường dùng để phân biệt các nhóm nhạy và không nhạy với optochin, như phân biệtStreptococcus pneumoniae(nhạy optochin) với những a-hemolyticstreptococcikhác (kháng optochin) nhưStreptococcus mitis.
12. MacConkey Agar
Chức năng: chọn lọc và phân biệt.
Yếu tố chọn lọc: muối mật và thuốc nhuộm tím tinh thể (crystal violet), ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gr (+).
Yếu tố phân biệt: lên men lactose, chất chỉ thị pH là neutral red sẽ chuyển sang màu đỏ hồng sáng trong môi trường acid. Thường dùng để phân biệt các vi khuẩn trong họEnterobacteriaceae.
13. Simmons Citrate Agar
Chức năng: phân biệt, dựa vào khả năng biến dưỡng citrate, thường dùng để phân biệt các vi khuẩn trong họEnterobacteriaceae.
VSV tiết enzyme citrase thủy phân citrate thành acid oxaoloacetic và acidacetic.Acid oxaoloacetic thủy phân thành acid pyruvic và CO2.CO2kết hợp với các thành phần của môi trường tạo hợp chất alkalin, làm chất chỉ thị pH (bromothymol blue) chuyển từ xanh lá sang xanh biển.
14. Spirit Blue Agar
Chức năng: phân biệt, dựa vào enzyme lipase. Lipase sẽ ly giải nhũ tương dầu ô liu (triglyceride) trong môi trường thành glycerol và acid béo và tạo vòngly giải sáng xung quanh khuẩn lạc trên nền xanh thẫm của đĩa thạch.
15. Thủy phân tinh bột
Chức năng: phân biệt, dựa vào khả năng thủy giải tinh bột bằng enzyme α-amylase and oligo-1,6-glucosidase của VSV, thường dùng để phân biệt các loài trong chiClostridiumvàBacillus.Iodine được kết hợp với tinh bột tạo màu nâu đậm cho môi trường. Khi enzyme α-amylase và oligo-1,6-glucosidase tiết ra sẽ thủy phân tinh bột tạo ra vòng ly giải trong suốt xung quanh khuẩn lạc.
16. Methyl Red / Voges-Proskauer (MR/VP)
Chức năng: phân biệt, dựa vào khả năng và sản phẩm biến dưỡng glucose của VSV.
Nếu sản phẩm là các acid hữu cơ (bao gồm lacic, acetic, succinic, và formic) thì sẽ làm pH môi trường ở mức 4.4, chỉ thị màu methyl red sẽ tạo dung dịch màu đỏ.
Nếu sản phẩm là 2,3 butanediol sẽ làm môi trường có tính kiềm (pH > 6.0) và methyl red chuyển sang màu vàng. Lúc này, để khẳng định là sản phẩm 2,3 butanediol được sinh ra, ta cho một ít dịch nuôi cấy phản ứng với α naphtol và KOH (lắc mạnh và để yên trong 1 giờ). Nếu có sự hiện diện của acetoin (tiền chất của 2,3 butanediol) thì dung dịch chuyển từ đỏ nâu sang hồng, ngược lại sẽ chuyển sang vàng.
17. CAMP test
Chức năng: phân biệt, dựa vào khả năng sinh CAMP. CAMP là một protein bền với nhiệt và có khả năng khuếch tán, được tạo bởi vi khuẩn nhóm B streptococci, thường dùng kết hợpStaphylococcus aureusvàStreptococcus agalactiaeđể tiến hành. Dựa vào cơ chế,S. agalactiaecó khả năng tạo tác nhân CAMP,S. aureustạo sphingomyelin C gắn với màng tế bào hồng cầu,aureusvàS. agalactiaeđược cấy vuông góc với nhau, không chạm nhau,S. agalactiaesẽ tăng cường ly giải tế bào hồng cầu sau khi bị phá hủy bởiS. aureuslàm xuất hiện vùng ly giải hình mũi tên giữa 2 đường cấy => CAMP (+).
Nguồn:http://www.uwyo.edu/
Dịch và tổng hợp: BioMedia VN