Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

Hỗ trợ thị trường là gì

  • Các mốc Kháng cự và Hỗ trợ là các khái niệm thường dùng để miêu tả các mức giá mà trong quá khứ, thị trường đã gặp khó khăn khi cố gắng phá vỡ.
  • Giới đầu tư thường cố gắng định vị các mức kháng cự và hỗ trợ này để tìm điểm vào và ra lệnh.
  • Mức hỗ trợ thường giữ cho tỷ giá không xuống sâu hơn nữa.
  • Mức kháng cự thường khiến tỷ giá không thể tăng thêm cao hơn.
  • Hiểu khái niệm và biết cách xác định hỗ trợ và kháng cự là các kỹ năng mấu chốt của phân tích kỹ thuật nói riêng và việc giao dịch nói chung.
  • Có nhiều công cụ hỗ trợ để giúp bạn xác định các mức giá mấu chốt.

Giao dịch dựa trên Hỗ trợ và Kháng cự như thế nào?

Mức hỗ trợ thường nằm dưới tỷ giá hiện tại và thường tạo thành một giá sàn tạm thời. Nghĩa là tỷ giá thường có xu hướng chạm vào rồi bật ngược trở lại hơn là đâm thủng mức hỗ trợ.

Mức kháng cự thì sẽ nằm ở phía trên tỷ giá hiện tại, và tạo thành một giá trần tạm tời. Tỷ giá khi chạm mức kháng cự thường quay ngược trở lại và hiếm khi đủ sức phá vỡ ngay lập tức.

Mức Hỗ trợ và Kháng cự rất quan trọng đối với giới phân tích kỹ thuật, vì các mức này thường là thời điểm mà tỷ giá thường bật trở lại hoặc sẽ phá vỡ các mức giá quan trọng này. Thông thường việc bật lại sẽ diễn ra thường xuyên hơn, ngược lại nếu phá vỡ được thì đây sẽ là tín hiệu cho bạn biết xu hướng sắp đổi chiều.

Ngoài ra, khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, bản thân nó sẽ trở thành một mức kháng cự. Và khi mức kháng cự bị phá vỡ, bản thân nó sẽ biến thành mức hỗ trợ.

Cách xác định mức hỗ trợ & kháng cự?

Có nhiều phương pháp cũng như công cụ để xác định mức hỗ trợ và kháng cự, một vài ví dụ bao gồm:

  • Các đỉnh và đáy trước đó
  • Mô hình nến
  • Đường trung bình MA
  • Đường xu hướng
  • Chỉ báo Bollinger Bands
  • Chỉ báo Fibonaaci thoái lui

Lets focus on a few examples based on the list above:

Đây là một vài ví dụ thực tế:

Nguồn: xStation

Đây là đồ thị của mã US500, với một đường xu hướn rõ ràng. Đường xu hướng này sẽ là một mức hỗ trợ quan trọng, giứp giữ tỷ giá không bị giảm xuống quá sâu. Trong ví dụ này, bạn có thể yên tâm rằng tỷ giá sẽ ở trên đường xu hướng này.

Nguồn: xStation

Chúng ta sang một ví dụ khác với sản phẩm Bạc với một đường Trung bình SMA. Đường SMA từng là một mức kháng cự quan trọng, tuy nhiên đã bị phá vỡ và hiện đã thành một đường hỗ trợ.

Nguồn: xStation

Một ví dụ khác trên cặp USDCHD, đường kháng cự cắt ngang qua đỉnh cao đầu tiên rất mạnh, thị trường nhiều lần cố gắng phá vỡ nhưng bất thành và bật ngược lại.

Tổng kết lại, có rất nhiều phương pháp để xác định đường kháng cự và hỗ trợ, và nói một cách rộng ra, phân tích kỹ thuật chính là việc phân tích các đường kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.

Video liên quan

Post a Comment