Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

để đánh giá khẩ năng sinh lời của doanh nghiệp bạn nên sử dụng những loại tỷ số nào?

Quản lý tiền mặt có thể không phải là phần thú vị nhất khi điều hành một doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các giám đốc, nhà quản lí tài chính và đội ngũ kế toán phải luôn nắm chắc nguyên tắc quản lí tiền mặt và luôn để mắt tới dòng tiền của doanh nghiệp.

Dòng tiền phản ánh lượng tiền ròng đi vào và đi ra của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải cân bằng các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính để giữ hoạt động kinh doanh ổn định. Thiếu hụt tiền mặt có thể cản trở hoạt động kinh doanh và gây trở ngại cho sự tăng trưởng. Điều này cũng có thể khiến cho chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định thiển cận và gây hại cho doanh nghiệp về lâu dài.

Để cải thiện việc quản lí dòng tiền, các doanh nghiệp có thể:

  • Số hóa quy trình kế toán
  • Theo dõi chu kì tiền mặt
  • Đánh giá chiến lược các khoản đầu tư tiềm năng
  • Đo lường tình trạng thanh khoản

Sử dụng công nghệ để tự động hoá quy trình kế toán

Bất kì trường hợp nào, các doanh nghiệp nên bắt đầu bằng phân tích báo cáo dòng tiền. Nếu hệ thống kế toán của họ vẫn bao gồm nhiều thủ tục giấy tờ, họ nên cân nhắc đầu tư vào phần mềm điện toán đám mây để có cái cho họ có tầm nhìn bao quát hơn và cập hơn về tình hình tài chính của tất cả các bộ phận.

Những phần mềm kế toán điện toán đám mây hiện đại có giao diện cho phép chúng tương tác với các ứng dụng khác. Những ứng dụng này bao gồm: nghiệp vụ ngân hàng, bảng lương, phần mềm bán hàng và thậm chí cả quản lí dự án đối với một số ngành công nghiệp cụ thể. Những phần mềm này bao gồm các công cụ kinh doanh thông minh, cho phép doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính một cách chi tiết và xác định được hướng đi của dòng tiền.

Doanh nghiệp có thể phân tích dòng tiền bằng cách đánh dấu những mục có dòng tiền ra lớn và xác định lí do của nó. Ví dụ, nếu họ thấy một dòng tiền ra lớn sử dụng để tăng thêm hàng tồn kho, họ phải kiểm tra xem lượng tiền sử dụng để tăng thêm hàng tồn kho có dẫn đến tăng doanh số bán hàng dự kiến hay không. Nếu không thì điều này có thể là họ đang bội chi cho hàng tồn kho.

Theo dõi liên tục chu kì tiền mặt

Chu kì tiền mặt là khoảng thời gian doanh nghiệp chuyển đổi khoản tiền sử dụng để sản xuất hàng tồn kho thành tiền thu được từ hoạt động bán hàng. Các doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao các khoản phải thu, các khoản phải trả và lượng hàng tồn kho để từ đó theo dõi dòng tiền ra và vào.

Một vấn đề thường gặp của dòng tiền là khoảng cách giữa việc bán chịu sản phẩm cho khách hàng và việc phải thanh toán ngay cho các nhà cung cấp. Nếu các điều khoản thanh toán của các bên nợ lâu hơn so với của nhà cung cấp, các doanh nghiệp có thể sẽ phải dùng tiền dự trữ để chi trả. Điều này sẽ có thể dẫn đến dòng tiền xấu.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm kế toán để lập báo cáo các khoản phải thu và phải trả theo ngày đáo hạn, giúp cho họ có cái nhìn bao quát hơn về khung thời gian đáo hạn. Điều này cũng giúp họ có chiến lược để thương lượng về các điều khoản giao dịch nhằm tăng hiệu quả sử dụng tiền mặt.

Giảm thiểu rủi ro bán chịu

Nếu bản chất việc kinh doanh có phụ thuộc tới việc bán chịu hàng hóa dịch vụ thì doanh nghiệp phải chịu rủi ro những khoản nợ đó sẽ không được thanh toán. Nhiều bên nợ cũng cố tình kéo dài thời gian thanh toán, dẫn đến doanh nghiệp bị thiếu hụt tiền mặt. Để đối phó với điều này thì bao thanh toán là một giải pháp lý tưởng.

Các doanh nghiệp có thể bán hóa đơn cho một công ty bao thanh toán để thu về tiền mặt. Các công ty bao thanh toán sẽ trả trước 80% đến 90% giá trị các hóa đơn. Doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các nhà cung cấp, chi phí kinh doanh và đưa phần còn lại vào khoản tiền dự trữ. Nhìn chung, chu kì tiền mặt của họ sẽ ngắn hơn, cho phép hàng tồn kho mới sẽ được chuyển thành tiền mặt nhanh hơn.

Bao thanh toán cũng không có tác động đáng kể tới bảng cân đối kế toán. Bao thanh toán không truy đòi có thể được coi một giao dịch mua bán thực sự tuỳ theo luật kế toán mà doanh nghiệp tuân theo. Một giao dịch buôn bán có thể được coi là khoản tài trợ ngoài bảng cân đối kế toán, có nghĩa là bên bán có thể loại bỏ khoản phải thu đã bán ra khỏi bảng cân đối kế toán và có thể ghi nhận khoản tiền nhận được là tài sản tiền mặt. Lợi ích của phương thức này là giúp cải thiện tính thanh khoản trong khi không tăng thêm nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.

Trái với bao thanh toán không có quyền truy đòi, bao thanh toán có truy đòi phải được coi là một khoản vay bởi vì bên bán vẫn nắm quyền sở hữu của hóa đơn. Doanh nghiệp vẫn sẽ thu về lợi ích từ một khoản tăng tiền mặt và tăng nợ phải trả sau khi giao dịch đã được thực hiện.

Hơn nữa, bao thanh toán thường đi kèm với lợi ích từ bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng không chỉ giảm thiểu rủi ro tín dụng từ bên nợ mà còn là một biệp pháp ngăn ngừa bên nợ thanh toán trễ: các doanh nghiệp sẽ không muốn làm xấu đi mức xếp hạng tín dụng của họ do bị báo cáo thanh toán trễ của công ty bảo hiểm.

Ngoài dịch vụ bao thanh toán, doanh nghiệp có thể huy động vốn để bù đắp vào thiếu hụt tiền mặt do bán chịu bằng cách sử dụng các công cụ cho vay ví dụ như tín dụng có hạn mức. Ngoài vay nợ, một phương thức huy động vốn khác có thể kể đến là bán cổ phiếu mới cho cổ đông mới hoặc cổ đông hiện tại. Doanh nghiệp cũng có thể có thể tăng nguồn tiền mặt bằng cách cắt giảm chi phí thông qua việc loại bỏ các chi phí không quan trọng và cố gắng tăng doanh thu với một cuộc kiểm toán giá cả.

Cân nhắc giá trị hiện tại thuần của các khoản đầu tư và thời gian hoàn vốn

Để có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cách chính xác là làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của các khoản đầu tư lớn hơn 0. Để tính NPV, trừ đi số vốn ban đầu bỏ ra cho dự án khỏi giá trị ròng của dòng tiền vào. (Điều này sẽ dựa trên dòng tiền vào kì vọng từ dự án).

Dựa trên nguyên tắc NPV, doanh nghiệp nên đưa ra quyết định đầu tư tùy thuộc vào lượng lợi nhuận họ sẽ thu về được, cũng như là chi phí vốn bỏ ra. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn của dự án cũng là một yếu tố quan trọng.

Lượng tiền đi ra cần được thu về trong một khoản thời gian hợp lí, cho phép doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt dòng tiền. Thời gian hoàn vốn dài có đồng nghĩa sẽ tốn nhiều thời gian hơn để số tiền bỏ ra mang về lợi nhuận. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ phải tìm các cách khác thay thế để tạo ra tiền mặt sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Kiểm tra tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp

Tỷ số thanh khoản là tỷ số dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có tình trạng thanh khoản tốt, họ sẽ có khả năng cao tránh được thiếu hụt dòng tiền. Vì vậy, việc các doanh nghiệp theo dõi mức độ thanh khoản của họ để đề phòng các trường hợp bất lợi có thể xảy ra như đình công hay suy thoái kinh tế.

Một cách chắc chắn nhất để đo lường tính thanh khoản là tính toán 3 hệ số dưới đây và đánh giá kết quả.

1.Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện thời

Hệ số này phản ánh liệu doanh nghiệp có sở hữu đủ tài sản hiện có để thanh toán cho các khoản nợ hiện tại hay không bằng cách lấy tài sản hiện tại chia cho các khoản nợ phải trả.

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn được gọi là hệ số thanh khoản nhanh, hệ số này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bằng cách huy động tài sản lưu động hiện thời. Phương thức tính hệ số này cũng giống như hệ số khả năng thanh toán hiện thời, điểm khác biệt duy nhất là không bao gồm hàng tồn kho vào phép tính bởi vì hàng tồn kho không dễ dàng chuyển hóa thành tiền mặt như những tài sản khác.

3. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt cho chúng ta thấy rõ khả năng trả nợ bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ số này chỉ dùng tiền và tương đương tiền như trái phiếu, chứng khoán để tính toán tài sản hiện có. Doanh nghiệp sẽ chia tài sản hiện có cho nợ phải trả để xem có đủ lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Với cả ba hệ số trên, hệ số càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có sự đảm bảo chắc chắn đủ tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Khả năng thanh khoản quá cao cũng có thể cho thấy rằng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả tài sản hiện có để sản sinh ra doanh thu. Vì vậy, doanh nghiệp cần so sánh các hệ số của mình với hệ số trung bình ngành và tính cả đến chu kì kinh tế.

Biết được xem doanh nghiệp có thể tận dụng điều gì

Bước đầu tiên để các doanh nghiệp cải thiện dòng tiền của họ là tận dụng công nghệ để theo dõi sự chuyển dịch của dòng tiền. Điều này sẽ cho phép họ quản lí chu kì tiền mặt bằng cách thực hiện các biện pháp phù hợp để chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu nhanh hơn. Lượng tiền tăng này sẽ giúp họ cân nhắc về các khoản đầu tư mới. Khi bắt đầu đầu tư mới, họ phải đánh giá sự thích hợp của dự án thông qua chỉ tiêu NPV và thời gian hoàn vốn.

Cuối cùng, bởi vì các doanh nghiệp có các dòng tiền liên tục đi vào và ra, họ phải đo lường khả năng thanh khoản thường xuyên để nắm được tình trạng thanh khoản. Điều này sẽ giúp họ luôn có chiến lược để duy trì một dòng tiền tốt.

Video liên quan

Post a Comment