Cách làm Bullet Journal cho học sinh cấp 2
Bullet Journal cho học sinh | Back to school
tháng 8 14, 2018
Chào các bạn. Chắc cũng hơn tuần rồi kể từ bài viết cuối của mình. Mình không thể ra blog thường xuyên nữa vì mình đã vào học rồi. Sẵn dịp các bạn xem qua bullet journal của mình dành riêng cho năm học mới nhé. Đây là bullet journal căn bản nên mình không trang trí gì cả chỉ có viết đen và thước thôi.
Mọi người có thể follow instagram của mình là: lilalilavy.Mình lập instagram này để ghi lại hành trình học tập của mình.
1. Future log:
Vào chủ đề chính thì đầu tiên mình có future log ghi lại những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai nên mình không có ghi tháng 8 vào đây. Sau khi ghi lịch xong thì mình sẽ điền những sự kiện vào chỗ trống bên cạnh.
Sắp đến Tết Trung thu rồi đó. Mình cực thích Trung thu vì Trung thu sẽ có bánh trung thu thập cẩm ngon không thấy lối về.
2. Thông tin cá nhân:
Để đề phòng ai nhặt được cuốn sổ mình để quên thì sẽ có sẵn thông tin để tìm mình.
Nếu trường mọi người có cả tài khoản riêng để lên mạng nộp bài cho giáo viên giống trường mình thì nên ghi vào nhé. Vì tài khoản ở trường thường là những con số rất khó nhớ.
3. Key:
Chắc đây là phần sắc màu nhất trong bujo của mình rồi. Mình rất thích color code. Mình sẽ quy định mỗi màu có một ý nghĩa riêng như màu vàng cho kiểm tra miệng, tím cho 15 phút, xanh là 45 phút và đỏ là thi cuối kỳ.
4. Contact / Liên lạc:
Từ cấp 2 trở lên thì phần này mình thấy vô cùng cần thiết luôn. Vì có nhiều giáo viên khác nhau nên mình phải ghi tên và thông tin liên lạc lại để nhỡ có cần hỏi gì thì luôn có cách để liên lạc. Tránh trường hợp lúc cần phải đi hỏi người này người kia.
Khi thầy cô giới thiệu bản thân vào đầu năm thì mọi người nên tranh thủ hỏi luôn số điện thoại và email nữa nhé.
5. Schedule / Thời khóa biểu:
Mình làm cái này cho các bạn đó. Vì trường mình mỗi tuần lại đổi thời khóa biểu 1 lần nên mình ít ghi lại lắm nếu có ghi thường là ghi ngày nào mình phải mặc gì, học ở lớp nào, lầu mấy và đặc biệt là giờ đi học thêm.
Các bạn thấy kích thước của các ô không đều đúng không? Mình làm vậy để phân chia buổi sáng và chiều vì trường mình học hai buối.
Mình cũng sử dụng màu sắc để phân loại.
6. Band score / Bảng điểm:
Mình biết là ở trường thường phát bảng điểm sẵn nhưng chúng mình cũng cần ghi lại để sửa chữa khi nhỡ điểm nhập sai. Mình thường ghi ngày tháng làm bài kiểm tra đó và điểm của bài ngay kế bên.
Cả blog này mình chỉ làm cho học kì 1 nên chừa vừa đủ chỗ thôi. Nếu các bạn muốn cho cả 2 học kì thì nên để nhiều chỗ trống hơn.
7. Finance / Tài chính:
Lâu lắm rồi mình mới làm lại mục này vì vào năm học mình sẽ có nhiều thứ để chi tiêu hơn nên cần được ghi lại.
- Income: là số tiền mình được cho để tiêu xài.
- Item: là tên của những thứ mình đã tiêu.
- Category: mình phân loại thứ đó mình tiêu vì mục đích gì như ăn uống, ăn vặt, học tập, học phí,...
- Amount: Số tiền đã tiêu.
- Date: Ngày mình tiêu.
8. Monthly log / Tháng 8:
Mình sẽ ghi những ngày quan trọng vào như ngày nhập học, ngày làm vệ sinh lớp, ngày mình đăng bài, ngày đi học môn nào,...
9. Weekly log / Tuần:
Mình có 4 phần nhỏ. Đầu tiên là bảng những công việc cần làm trong tuần: làm đề cương practice unit 8, học bài đảo ngữ,... Tiếp theo là ghi chú những điều cần nhớ. Study tracker sẽ ghi lại thời gian mình dùng để học.
Cuối cùng là những công việc theo ngày.
Chúc mọi người một học kỳ thuận lợi và thành công nhé. Mọi người có thể đọc thêm các bài viết khác về bujo của mình ở đâybullet journal nhé.
Xem thêm bài viết mới về bujo cho học sinh:bullet journal cho học sinh sinh viên | back to school
Chia sẻ
Nhãn
bullet journalNhãn: bullet journal
Chia sẻ
Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học
tháng 1 22, 2021
Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h
Chia sẻ
Đọc thêm
Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học
tháng 1 22, 2021
Chương I: Tổng quan về quản trị 1. Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: · Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. · Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty, Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám
Chia sẻ
Đọc thêm
Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping
tháng 12 01, 2014
1-Các nhịp cơ bản: Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee. Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn nên mình sẽ viết lại các nhịp đó. -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải. -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải) -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn) -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái. -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải) -Nhịp 6: Gõ vào cốc. -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái. -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái. -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải. -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản: Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi. -Be
Chia sẻ
Đọc thêm
LUYỆN TẬP PHRASAL VERBS | PART 1
tháng 7 05, 2018
ĐỀ ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH CUỐI TRANG 1. The war diverted people's attention ____ from the economic situation. 2. She confided all her secrets ____her best friend. 3. It it important to have someone you can confide ____. 4. He answered the questions ____confidence. 5. She took me ____her confidence and told me about the problems she was facing. 6. Eva told me about their relationship ____confidence. 7. ____the terms of the contract the job should have been finished yesterday. 8. I'm much obliged ____you ____helping us. 9. She perceded her speech ____a vote thanks to the committe. 10. She had to learn that her wishes did not take precedence ____other people's needs. 11. The rims of her eyes were red ____crying. 12. She sacrified everything ____her children. ĐÁP ÁN 1. The war diverted people's attention away from the economic situation. away from: không tập trung vào 2. She confided all her secrets to her best friend. 3. It it import
Chia sẻ
Đọc thêm
Đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá.
tháng 1 27, 2015
Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Không ai biết nón lá xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng chiếc nón lá đã theo người phụ nữ xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công dụng của nón lá rất nhiều: che nắng, che mưa, làm quạt khi trời nóng và cả tạo công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá. ( Làm nón) (Nón bài thơ) ( Một số hình ảnh đẹp về nón lá )
Chia sẻ
Đọc thêm
Ứng dụng học tập cho học sinh: Lên kế hoạch học tập
tháng 8 06, 2018
Tiếp theo trong series Back to school 2018 là các ứng dụng học tập hữu ích cho học sinh. Đây là phần 1 bao gồm các app để lên kế hoạch học tập, quản lý và hỗ trợ bản thân. Phần 2 ở đây: Ứng dụng học tập cho học sinh: Tiếng Anh và Hóa Học Smartphone thường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây mất tập trung và lười học. Nhưng đó là chỉ khi bạn không dùng đúng cách mà thôi. Hãy biến chiếc điện thoại của mình thành công cụ hỗ trợ bản thân học tốt nha. Mình không PR cho bất cứ app nào. Tất cả các ứng dụng dưới đây mình đều đã dùng, cảm thấy rất tốt, dễ sử dụng và phù hợp với mình nên mình sẽ giới thiệu đến mọi người. Mình dùng Android nên tất cả các app dưới đây đều tương thích với Android. Đầu tiên là các app dùng để quản lý việc học tập. Tức là các app này chỉ để ghi chú công việc, lịch học thôi. 1. School Planner: Là ứng dụng đầu tiên trong hình trên nhé. Ứng dụng này cho phép mình lập thời khóa biểu một cách chi tiết và sẽ gửi thông báo để nhắc mình sắp có lớp nào. Nếu các
Chia sẻ
Đọc thêm
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM KIỂU MẢNG | TIN HỌC PASCAL LỚP 11
tháng 5 03, 2018
Làm trắc nghiệm tại (nhấp vào link) TRẮC NGHIỆM KIỂU MẢNG 1. Phát biểu nào sau đây về mảng một chiều là đúng? A. Là tập hợp hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu B. Chỉ là tập hợp các số nguyên C. Mảng không chứa các kí tự là chữ cái D. Là tập hợp vô hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu 2. Tham chiếu đến phần tử thứ i của mảng D được xác định bởi: A. D[',i',] B. D['i'] C. D[i] D. D(i) 3. Khi tính diện tích S của tam giác biết độ dài ba cạnh? A. Var a,b,c: Byte ; S: Real; B. Var a,b,c,S: Integer; C. Var a,b,c,S: Byte; D. Var a,b,c: Byte; S: Word; 4. Biểu thức điều kiện để kiểm tra một phần tử thứ i của mảng A có nằm trong (-5;10)? A. (A[i] > -5) or (A[i] < 10) B. (A[i] < -5) and (A[i] >10 ) C. (-5 < A[i] < 10) D. (A[i] > -5) and (A[i] < 10) 5. Trong Pascal, xâu không có kí tự nào được gọi là: A. Xâu rỗng B. Xâu số C. Xâu không hợp lệ D. Xâu kí tự trắng 6. Cho S= 'Thu do Ha
Chia sẻ
Đọc thêm
TỰ LUYỆN ĐÁNH MÁY BẰNG 10 NGÓN TAY
tháng 6 12, 2017
(Lưu ý: đây là kinh nghiệm và quá trình mình tự luyện tại nhà nên có thể thích hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu của bạn. 1. Thời gian biểu: Đầu tiên hãy lên lịch cho một ngày của bạn và định ra khoảng thời gian thích hợp để luyện tập mà không có sự làm phiền. Xóa bỏ các mối ngăn trở bạn trong quá trình tập luyện: mạng xã hội, các cuộc hẹn họp 2. Cảm nhận: Tiếp theo hãy giành khoảng 2 đến 3 phút để nhìn kĩ bàn phím và đặt ngón tay lên để cảm nhận các phím trước mỗi buổi luyện tập. 3. Luyện tập: Nếu bạn đã cảm nhận hết bàn phím hãy luyện tập theo các ứng dụng hoặc web online. Tip: Chỉ nhìn lên màn hình khi gõ không nhìn xuống nhé, có thể ban đầu sẽ khó khăn nhưng điều đó sẽ giúp nâng cao tốc độ gõ. Khi đã luyện khá được đến lúc tìm các đoạn văn, các bản nhạc hay bài báo mà bạn yêu thích và gõ lại. Làm đi làm lại điều này và viết ra mục tiêu mỗi ngày như hôm nay mình sẽ đánh hết đoạn văn này, mình sẽ đánh hết bài này trong khoảng thời gian quy đị
Chia sẻ
Đọc thêm