Tập đọc lớp 4 Hoa học trò
Soạn bài: Hoa học trò trang 43 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Nội dung
Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.
Câu 1
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.
Lời giải chi tiết:
Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học
Câu 2
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp của hoa phượng theo Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của phượng ở chỗ "mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lén xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau".
Câu 3
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ ba.
Lời giải chi tiết:
Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".
Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi.Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".
Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.
Bài đọc
Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
TheoXUÂN DIỆU
Loigiaihay.com
-
Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2 Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây
-
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua
-
Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc chiến tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
-
Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con
-
Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực,...
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Câu 1. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-
Soạn bài Trung thu độc lập trang 66 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Trung thu độc lập trang 66 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 4. Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
Soạn bài: Hoa học trò trang 43 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Nội dung
Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.
Câu 1
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.
Lời giải chi tiết:
Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học
Câu 2
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp của hoa phượng theo Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của phượng ở chỗ "mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lén xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau".
Câu 3
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ ba.
Lời giải chi tiết:
Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".
Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi.Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".
Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.
Bài đọc
Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
TheoXUÂN DIỆU
Loigiaihay.com
-
Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2 Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây
-
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua
-
Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc chiến tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
-
Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con
-
Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực,...
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Câu 1. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-
Soạn bài Trung thu độc lập trang 66 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Trung thu độc lập trang 66 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 4. Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?