Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

Máy thở oxy Tiếng Anh

Chuyên đề các kiến thức học được từ đại dịch covid-19 (Phần 2)

Trước thông tin Việt Nam đang tiến hành triển khai sản xuất 15,000 máy trợ thở, không ít người giữ thái độ hoài nghi và lo lắng: Liệu máy trợ thở có thực sự đem lại tác dụng trong việc điều trị dịch Covid-19? Hay trầm trọng hơn với nguồn thông tin như: Có phải chăng máy trợ thở còn mang lại tác dụng ngược, phát tán virus vào không khí?

Cùng nhau tìm hiểu thêm về máy thở qua bài viết sau để có câu trả lời cho câu hỏi trên và những kiến thức đúng đắn cùng chống lại đại dịch này nhé!

Có hay không khái niệm Máy trợ thở?

Trước tiên, ta cùng bàn về nguyên nhân vì sao tồn tại những thắc mắc xoay quanh chiếc máy trợ trở.

Những bạn đọc thông tin bằng tiếng Anh, hay tiếng Nhật sẽ dễ dàng nhận thấy: không có sự phân chia rõ ràng trong từ ngữ máy thở và máy trợ thở. Tiếng Nhật gọi nói là 人工呼吸器 dịch sát sẽ là máy hô hấp nhân tạo máy thở nhân tạo. Tiếng Anh gọi là Ventilator bộ phận thông khí. Công dụng máy là giúp thông khí một cách cưỡng chế. Ô tô cũng có gắn ventilator. Khi ta đóng cửa xe, bộ phận ventilator sẽ đưa không khí ở ngoài vào trong xe, đẩy không khí trong xe ra ngoài. Theo ý nghĩa trên, ta có thể hiểu ventilator (人工呼吸器) khi áp dụng trên con người mang ý nghĩa nói về các thiết bị giúp cho người bệnh khi mất khả năng tự thở vẫn có thể nhận được không khí vào phổi và thải khí ra ngoài, xác lập lại được vai trò hô hấp của phổi điều kiện tiên quyết duy trì sinh mệnh.

Trước trả lời câu hỏi về máy trợ thở, ta tạm gọi thiết bị này theo nghĩa dịch chung là Máy thở và cùng tìm hiểu về các loại máy thở và phân loại của nó nhé!

Phân loại máy thở

Máy thở có thể được phân loại là thủ công và cơ học, áp lực dương và áp suất âm, xâm lấn và không xâm lấn. Ngoài ra, có một loại là tim phổi nhân tạo theo nghĩa rộng. Trong đó, các loại máy thở hiện có trong thị trường có thể được chia như hình bên dưới:

(Nguồn dịch: https://www.kango-roo.com/)

I) Máy thở bằng tay

A. Mặt nạ van túi
Đi kèm theo một túi khí, rất dễ vận hành và được sử dụng rộng rãi từ bệnh viện đến các trường hợp khẩn cấp khi xảy ra thảm họa.

B. Mạch gây mê Jackson Gree
Thiết bị cung cấp và điều chỉnh khí thoát ra để làm giảm thiểu sự nhiễm khuẩn cho bệnh nhân trong lúc mổ.

A. Mặt nạ van túi B. Mạch gây mê Jackson Gree
(https://nursepress.jp) (https://sites.google.com)

II) Máy thở bằng máy

A. Máy thở xâm lấn (侵襲的人工呼吸器・Invasive ventilation)

1) Máy thở áp lực dương xâm lấn (Dùng tại bệnh viện )
・Đây là loại máy thở được sử dụng phổ biến nhất.
・Đặt nội khí quản, ống được đẩy qua miệng hoặc mũi và vào khí quản (khí quản). Trong trường hợp phẫu thuật mở khí quản, bác sĩ có quyền truy cập trực tiếp vào khí quản thông qua một lỗ nhỏ trên cổ họng.
・Những người được kết nối với máy thở không thể nói hay ăn và được cho ăn nhân tạo qua ống. Vì thông khí xâm lấn, đặc biệt, rất khó chịu, bệnh nhân thường được hôn mê nhân tạo với thuốc gây mê trong suốt thời gian điều trị.

2) Máy thở gia đình
・Dễ dàng để hoạt động tại nhà, và có dung lượng pin được tăng cường.

B. Máy thở không xâm lấn (非侵襲的人工呼吸器・Non-invasive ventilation) 

1) Máy thở loại không xâm lấn
・Nó là một thiết bị thường được gọi là NPPV.
・Khí được truyền qua mặt nạ qua việc tạo oxy áp suất cao/ thấp mà không sử dụng thiết bị xâm lấn như ống khí quản để giao tiếp với bệnh nhân.
・Được sử dụng rộng rãi từ các cơ sở y tế đến nhà.

2) Máy thở áp lực âm loại áp suất âm bên ngoài
・Thiết bị này là một thiết bị trong đó một cuirass hình vòm được gắn chặt vào ngực và bụng, và bên trong cuirass được tạo ra để có áp suất dương và âm, do đó khí được đưa vào phổi ở áp suất âm và thở ra ở áp suất dương.

A. Máy thở xâm lấn B. Máy thở không xâm lấn (NPPV)
(https://www.iwasawa-grp.co.jp/)

III) Tim phổi nhân tạo (体外循環式人工呼吸器)

Máy lấy máu ra chạy qua màng lọc để thải khí CO2 và trộn oxy, sau đó bơm vào hệ thống tuần hoàn của người bệnh, tức là làm thay chức năng tim, phổi.

II. Máy thở thông thường III. Tim phổi nhân tạo (ECMO)
(Nguồn TBS News)

Loại máy thở mà báo chí các nước vẫn thường nhắc đến trong đại dịch Corona là loại máy thở chạy bằng máy (II) bao gồm cả máy thở xâm lấn và máy thở không xâm lấn.

Về việc phân chia cách sử dụng, nhìn chung có thể phân cấp bậc các loại máy dựa trên mức độ trầm trọng của bệnh nhân như sau:

(Nguồn dịch: https://fujita-accm.jp/)

Kết luận rút ra

Quay trở lại với khái niệm máy trợ thở đang làm xôn xao dư luận thời gian qua.

Từ Máy trợ thở được dùng trong các bài báo gần đây được định nghĩa trên báo Công Thương như sau: Máy trợ thở sử dụng nguyên lý tạo áp suất cao để đẩy không khí vào đường thở, thường là thông qua mặt nạ trùm lên mũi. Máy áp lực đường thở dương liên tục, được gọi là CPAP, cung cấp luồng không khí liên tục ở áp suất không đổi.

Dựa theo phân loại trên, máy trợ thở mà chúng ta vẫn gọi chính là loại máy thở không thâm nhập tạo áp lực duơng (II.B) là một trong những loại máy thở đang được thế giới sử dụng để hỗ trợ thở oxy cho các bệnh nhân nhiễm Corona.

Trong khái niệm y học của giới y bác sĩ, không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai từ vựng này. Hay nói cách khác, máy trợ thở cũng chỉ là một loại máy thở mà các y bác sĩ sẽ cân nhắc tùy theo tình trạng suy yếu hô hấp của bệnh nhân mà lựa chọn loại thiết bị cho phù hợp.

Dùng máy thở không xâm nhập có là nguyên nhân gây phát tán virus?

Câu trả lời là có, vì mặt nạ chùm lên mũi không chắc chắn đảm bảo kín hay đường nối ống dẫn khí bị rò rĩ (Xác suất xảy ra cho trường hợp sau khoảng 11% theo thống kê của liên đoàn y tế Nhật Bản). Có thể nói xác suất này cùng không khác gì với việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị nhiễm. Các y bác sĩ vẫn luôn ý thức về các rủi ro lây nhiễm, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chống nhiễm khuẩn đồng thời trang bị những phương pháp phòng chống cho bản thân khi chăm sóc cho người bệnh, không riêng gì việc cho người bệnh sử dụng máy thở.

Máy trợ thở tham gia vào chống lại đại dịch Corona như thế nào?

Quá trình vi-rút xâm nhập, gây viêm phổi

Virus Corona khi thâm nhập vào cơ thể con người qua các giọt nhỏ trong không khí, các virus trong những giọt này di chuyển nhanh chóng vào đường mũi, tiếp đó xâm nhập tế bào người. Virus liên tục nhân lên, bùng phát và lây nhiễm các tế bào lân cận. Các triệu chứng ở giai đoạn này gây ra đau họng và ho khan. Sau đó, virus này tiếp cận dần dần xuống các ống phế quản. Khi virus đến phổi, màng nhầy của chúng bị viêm. Điều đó có thể làm hỏng phế nang hoặc túi phổi. Sự sưng tấy và dòng lưu thông oxy bị suy yếu có thể khiến những khu vực đó trong phổi chứa đầy chất lỏng, mủ và tế bào chết.

(Nguồn:Bookingcare.vn)

Một số người khó thở đến mức cần phải đặt máy thở. Trong những trường hợp xấu nhất, được gọi là Hội chứng Suy hô hấp Cấp tính, phổi chứa quá nhiều chất lỏng mà không có sự hỗ trợ hô hấp nào có thể giúp đỡ, và bệnh nhân chết.

Máy thở là thiết bị phải có MUST

Mặc dù theo kết luận ở bên trên, loại máy thở không xâm lấn vẫn tồn tại xác suất rủi ro phát tán virus khi sử dụng máy thở. Song không có nghĩa vì vậy mà ta hạn chế việc sử dụng máy thở (các loại).

Cụ thể trong đại dịch Corona, trong 1.000 người nhiễm thì có khoảng 80% bệnh nhân chưa cần dùng đến máy thở, 20% cần hỗ trợ thở oxy bằng máy. Trong 20% bệnh nhân này, 15% bệnh nhân dùng máy thở với chế độ hỗ trợ (máy thở không xâm lấn) và chỉ 5% rơi vào tình trạng nguy kịch mới phải đặt ống thở trong phổi (máy thở xâm lấn). Bài toán thiếu máy thở đang diễn ra trên các nước không chỉ dừng lại ở việc thiếu kinh phí, thiết bị mà còn ở việc thiếu đội ngũ y tế có kỹ năng được đào tạo để sử dụng thành thạo các thiết bị phức tạp này.

Vậy nên, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng suy giảm hô hấp của bệnh nhân, các loại máy thở cũng được phân loại và sử dụng sao cho hợp lý về độ an toàn và mặt kinh tế, cũng nhưng độ chuyên sâu trong chuyên môn của người sử dụng.

================================================================
* Nội dung bài viết là kết quả học tập của nhóm, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của mọi thành viên và đọc giả.

Nhóm Benkyokai HTVN Tokyo, 05/2020


Nguồn tham khảo

https://congthuong.vn/may-tho-va-may-tro-tho-khac-nhau-the-nao-135167.html
https://zingnews.vn/qua-trinh-xam-nhap-va-gay-benh-cho-co-the-cua-virus-corona-post1058467.html
https://www.kango-roo.com/sn/k/view/3187

1,845total views

60

SHARES
Share on Facebook
Tweet
Follow us
Share
Share
Share
Share
Share

Video liên quan

Đăng nhận xét